Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Những đề toán 'bá đạo' khiến học sinh chào thua

Những đề bài mang tính mập mờ, không rõ ràng, mang tính bạo lực và nhiều khi cũng rất 'bá đạo' không chỉ khiến học sinh mà cả người lớn lắc đầu.
Đề toán lớp 1 'khó đỡ'
Rõ ràng số 49 không thể gồm 4 và 9 cũng như 61 chẳng bao giờ lớn hơn 60.
Rõ ràng số 49 không thể gồm 4 và 9 cũng như 61 chẳng bao giờ lớn hơn 60.
Với câu hỏi 1C thì số 49 gồm 4 và 9 hay 40 và 9 khiến học sinh vô cùng 'khó đỡ' vì kết quả mà giáo viên chọn là 40 và 9. Trong khi câu 1D thì ra là tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Vậy kết quả A. 61 hay B. 70 đều đúng nhưng đáp án của giáo viên lại không như vậy.
Đề toán chia 5 quả cam cho 5 người và một cái rổ
75460940-de-toan-2-3609-1437533471.jpg
Phải chia thế nào đây?
Có 5 quả cam để trong rổ. Làm thế nào để có thể chia cho 5 bạn, mỗi bạn 1 quả cam mà trong rổ vẫn còn 1 quả?
Đếm hình tam giác
75460940-de-toan-3-5393-1437533471.jpg
Phải chăng trong hình trên chỉ có duy nhất một hình tứ giác?
Trong câu 5 phần lời giải ghi: "Trong hình có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác". Tuy nhiên, câu trả lời trong hình bên có 3 hình tứ giác bị chấm là sai, thay vào đó là đáp án chỉ có một hình tứ giác.
Đề toán có bao nhiêu hình tam giác
75460940-de-toan-4-1-4362-1437533471.jpg
Có 2, 3 hay 4 hình tam giác?
Đề bài cho một hình ảnh và có 3 đáp án được đưa ra:
a. Có 2 hình tam giác
b. Có 3 hình tam giác
c. Có 4 hình tam giác
Thật ra, số hình tam giác là 5.
Đề toán không rõ ràng
75460940-de-toan-5-2205-1437533471.jpg
Vậy đề bài là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?
Đề bài được đưa ra: "Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4.326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?".
Có hai vấn đề:
'Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo' là bán kém ngày nào?
'Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo' là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?
Đề toán 'tảo hôn'
75460940-de-toan-6-1739-1437533471.jpg
Bài toán quá đơn giản nhưng phi thực tế.
Đề toán như sau: "Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam, tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi, mẹ Nam bao nhiêu tuổi?". Nếu đúng theo toán học, chỉ cần thực hiện phép nhân là có thể tính ra được tuổi của bố Nam là 16, mẹ Nam là 12. Vậy có nghĩa là mẹ sinh Nam năm 8 tuổi và bố là 12 tuổi. Phải chăng đây là phiên bản phim 'Cô dâu 8 tuổi'.
Đề toán mang tính bạo lực
75460940-de-toan-7-4877-1437533471.jpg
Đề toán có vẻ hơi 'quá sức' so với học sinh tiểu học.
Ở câu 31 đề ra như sau: "Bạn Võ Tiến Trung ở Quảng Nam mới 8 tuổi đã cùng cô chú đi đánh Mỹ, cứu nước. Một lần bạn Trung đã dùng lựu đạn diệt 7 tên Mỹ. Một lần khác, bạn ấy lại diệt 7 tên thám báo ác ôn và 3 tên Mỹ. Hỏi cả hai lần đó, bạn Trung đã diệt tất cả bao nhiêu giặc Mỹ và ác ôn?"
Đây vẫn chỉ là một bài toán tiểu học thế nhưng trong đề bài lại nêu ra những vấn đề không hề phù hợp.
Đề toán giải tích lớp 12 kết thúc 'bá đạo'
d7ba7367a20aad6e9dd232228afeb3-2253-8144
Mấy khi gặp kiểu dẫn dắt và kết thúc hài hước như thế này.
Kiểu dẫn dắt 'thời gian làm bài 43 phút không có thời gian nháp và trao đổi' hay 'thôi hết mất rồi' thể hiện sự vui tính của người ra đề.
Đề toán bắt trẻ em nhậu nhẹt
dethi-1986-1437533472.jpg
Câu 2: "Buổi sáng Nam uống hết 10 lon bia..., cho o Hiển 4 vỏ lon, còn sáu vỏ lon Nam đưa về bán. Buổi tối Nam uống hết 11 lon bia, mần nảy i 3 vỏ lon còn tám vỏ lon đưa về bán. Hỏi số tiền Nam tiết kiệm mỗi ngày. Phần sau của câu hỏi cho biết giá của mỗi vỏ bia khác nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét