Trước khi cưới, hai người đã cam kết nguyện thương nhau cho đến lúc chết nhưng tuyệt đối không được “ngủ” với nhau. Đêm tân hôn, người vợ bắt chồng viết lại bản cam kết lên cánh tay trái của mình và đọc lại ba lần.
Chuyện tình đẹp giữa đời thường
Tìm về khu nhà trọ trên đường Tạ Quang Bửu (phường 5, quận 8, TP.HCM), nơi ông Nguyễn Việt Quang (42 tuổi) và bà Lê Thị Kim Thu (59 tuổi) sinh sống, nghe chúng tôi hỏi đến, người dân quanh đây liền cười bảo: "À, là nhà bà Út cô đơn". Hai vợ chồng này được mọi người xung quanh biết đến và gọi với biệt danh hóm hỉnh như vậy bởi suốt 25 năm qua, họ chung sống với nhau nhưng không hề nghĩ đến chuyện "vợ chồng".
Trong căn phòng trọ ọp ẹp, chúng tôi bắt gặp hình ảnh hai vợ chồng già đang chăm sóc nhau, họ trao nhau những cử chỉ đẹp của tuổi già khiến nhiều người nhìn vào đều cảm thấy ấm lòng.
Ông Quang bị mắc một căn bệnh lạ khiến gương mặt biến dạng, đôi mắt mờ đục, tay chân phù lên, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải trông vào sự giúp đỡ của vợ.
Trạm cân ô tô 60 tấn | Trạm cân ô tô 80 tấn | Trạm cân ô tô 100 tấn | Trạm cân ô tô 120 tấn | Trạm cân ô tô 150 tấn | Trạm cân ô tô 40 tấn
Ông Quang sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long), mồ côi cha từ nhỏ. Thương người mẹ tần tảo, cậu bé Quang ngày ấy vừa học vừa phải chăn trâu thuê để phụ mẹ kiếm bữa ăn qua ngày. Vất vả mưu sinh nhưng thành tích học tập của cậu luôn vào loại xuất sắc trong lớp. Thế nhưng, trong một lần đi chăn trâu cùng đám bạn, Quang bị tai nạn nguy kịch, bị hủy hoại toàn bộ gương mặt, cụt bàn tay phải và trở thành kẻ mù lòa.
Hai vợ chồng luôn quấn quýt bên nhau như ngày đầu mới gặp.
Sau đó, gia đình chuyển ông lên Sài Gòn chữa trị và may mắn giữ được tính mạng. Sau khi ra viện, thấy cuộc sống ở quê nhà quá vất vả, ông quyết định ở lại thành phố mưu sinh. 15 tuổi, ông vừa đi bán vé số đồng thời xin vào một trường dành cho người mù để tìm đến cái chữ, vì lúc dưới quê ông vẫn chưa được đi học chữ dành cho người khiếm thị.
Những ngày đầu mưu sinh ở mảnh đất Sài Gòn xa lạ, cuộc sống của ông đảo lộn hoàn toàn. "Lúc ấy đôi mắt mù lòa nên việc đi bán vé số gặp rất nhiều khó khăn. Dường như tôi cảm nhận được mọi người khi nhìn vào tôi đều sợ hãi nên rất ít người mua vé số"- ông Quang tâm sự.
Hàng ngày, rong ruổi khắp các nẻo đường kiếm sống, tuổi xuân của chàng thanh niên với gương mặt biến dạng trôi qua nhanh cùng bao nỗi mặc cảm và gánh nặng cơm áo gạo tiền. Chuyện vợ con đối với ông là điều quá xa vời cho đến khi gặp được người con gái Khmer Lê Thị Kim Thu vào năm 1989. Trong lần gặp nhau tình cờ khi đang đi bán vé số, ông bắt đầu nghĩ đến tình yêu và sau đó nên duyên vợ chồng với bà Thu.
Nhắc đến vợ mình, ông Quang bảo: "Tôi cảm ơn trời vì đã cho mình một người vợ biết lo lắng và chăm sóc cho chồng chu đáo mỗi khi đau ốm bệnh tật trong cuộc sống".
Bà Thu luôn chăm sóc chồng chu đáo.
Nói đến bà Thu, cũng nhờ số phận run rủi cho bà được gặp ông, hạnh phúc bất ngờ đã cho người con gái lưu lạc khi xưa một bến đỗ bình yên. Quê hương bà ở tận Campuchia. 12 tuổi, trong một lần chạy loạn thời chiến, bà trôi dạt sang Việt Nam lánh nạn. Nỗi đau mất mát người thân quá lớn, bà Thu phải đơn độc một mình lăn lộn kiếm sống nơi đất khách quê người, bươn chải mưu sinh với đủ thứ nghề.
Trong một lần cũng đi bán vé số như ông Quang, hai người đã gặp nhau và từ đó cùng chia sẻ với nhau những khó khăn của cuộc sống, họ nhận thấy có sự đồng điệu trong tâm hồn. Một thời gian sau, hai người quyết định về chung sống dưới một mái nhà.
Chung sống với cam kết không "chuyện ấy" đến cuối đời
Trong suốt 25 năm ròng, nhiều người thắc mắc tại sao vợ chồng bà không sinh lấy một mụn con để đỡ đần lúc tuổi già. Lúc đó, bà chỉ nhoẻn cười bảo: “Biết có nói ra cũng chẳng ai tin, nên thôi”. Ít ai biết rằng, đó là một thỏa thuận giữa vợ chồng bà trước lúc cưới, và họ luôn nhắc nhở nhau không được phép sai phạm.
Nói về nguyên do kỳ lạ ấy, bà tâm sự: “Gia đình tôi theo đạo Phật nên tôi nguyện tránh xa dục vọng của người thường. Khi ông ấy cầu hôn, tôi đã bày tỏ rõ quan điểm của mình như thế và ông ấy chấp nhận. Chúng tôi sống với nhau bằng tình thương và trách nhiệm với người bạn đời, còn chuyện kia thì chỗ của ai người ấy ngủ”.
Trước khi cưới, hai người đã cam kết với nhau một thỏa thuận hôn nhân: “Cả hai nguyện thương nhau cho đến lúc chết! Nhưng tuyệt đối không được “ngủ” với nhau”. Nhắc đến đêm tân hôn của mình, bà cười hiền bảo: “Đêm đó, để chắc chắn ông ấy thực hiện cam kết, sau khi vào buồng ngủ, tôi đã bắt ông ấy viết lại bản cam kết lên cánh tay trái của mình và đọc lại ba lần. Sau đó, ông ấy chỉ hôn tôi một cái rồi mỗi người ôm gối ngủ thôi".
Hai vợ chồng chia sẻ về chuyện tình không "chăn gối" của mình.
Suốt 25 năm nên nghĩa vợ chồng, cùng nằm ngủ trên một chiếc giường nhưng họ đối xử với nhau như người thân, như những người bạn chăm sóc cho nhau hơn là một cặp vợ chồng đúng nghĩa.
Trên tấm nệm đặt ở góc phòng tối, bên cạnh đống gối chăn là hai chiếc gối ôm đặt chính giữa ngăn đôi chiếc giường nhỏ. Ông Quang chỉ vào đấy nói nhỏ: “Chiếc gối này theo vợ chồng tôi suốt gần 25 năm rồi. Tôi thỉnh thoảng chỉ được hôn nhẹ trên má một cái thôi."
Trong một lần đi bán vé số, ông Quang không may bị tai nạn phải ngồi xe lăn, bà Thu luôn bên cạnh chăm sóc ông, thậm chí vệ sinh cá nhân cho chồng hằng ngày rất chu đáo. Và cứ đều đặn mỗi buổi sáng, người ta lại thấy bà đẩy ông ngồi trên chiếc xe lăn đi bán vé số mưu sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét