(Tài chính) Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền các địa phương, ủng hộ và nỗ lực vươn lên của cộng đồng các doanh nghiệp (DN) và nhân dân, công tác điều hành tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 đã đạt được những kết quả tích cực.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn, phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô đã bước đầu ổn định và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, khó khăn trong sản xuất - kinh doanh vẫn còn nhiều: số DN phải tạm ngưng hoạt động, giải thể, phá sản vẫn tăng,.. ảnh hưởng lớn đến kết quả thu NSNN.
Trong khi đó, nhiệm vụ dự toán thu NSNN năm 2013 là rất nặng nề (dự toán thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 20% so với năm 2012, là mức rất cao so với khả năng kinh tế). Bên cạnh đó, yêu cầu hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn để khuyến khích đầu tư, sản xuất - kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cũng là những yếu tố chi phối công tác điều hành NSNN năm 2013.
Trong khi đó, nhiệm vụ dự toán thu NSNN năm 2013 là rất nặng nề (dự toán thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 20% so với năm 2012, là mức rất cao so với khả năng kinh tế). Bên cạnh đó, yêu cầu hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn để khuyến khích đầu tư, sản xuất - kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cũng là những yếu tố chi phối công tác điều hành NSNN năm 2013.
Tập trung điều hành quyết liệt thu - chi NSNN
Trên cơ sở đánh giá tình hình, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ quyết định nhiều giải pháp miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách để tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa (Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ); trên cơ sở đó, đã khẩn trương tổ chức hướng dẫn và thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập DN và Luật thuế Giá trị gia tăng với những điều chỉnh ưu đãi hơn cho DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ áp dụng sớm 6 tháng (từ 1/7/2013) mức thuế suất thuế thu nhập DN 20%, giảm so với mức 25% trước đó. Các giải pháp ưu đãi thuế nêu trên đã nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng DN.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập DN và Luật thuế Giá trị gia tăng với những điều chỉnh ưu đãi hơn cho DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ áp dụng sớm 6 tháng (từ 1/7/2013) mức thuế suất thuế thu nhập DN 20%, giảm so với mức 25% trước đó. Các giải pháp ưu đãi thuế nêu trên đã nhận được sự đồng thuận cao từ cộng đồng DN.
Điều hành thu NSNN: Sớm nhận định được những khó khăn, thách thức đối với công tác thu NSNN năm 2013, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương trong chỉ đạo thu NSNN.
Trong điều hành, Bộ Tài chính đã liên tục theo dõi, đánh giá, chỉ đạo hệ thống thuế, hải quan đẩy mạnh công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu; tăng cường thanh tra, kiểm tra; đẩy nhanh việc xử lý nợ đọng thuế theo đúng quy định của pháp luật; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đặc biệt, đã tăng cường phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra, an ninh điều tra của Bộ Công an và Cục phòng chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước nhằm trao đổi thông tin, điều tra khởi tố đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng tại một số DN; thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập-tái xuất, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại.
Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan tiếp tục được đẩy mạnh, giảm thời gian kê khai và nộp thuế cho các DN, qua đó khuyến khích các DN thực hiện việc kê khai thuế qua mạng... tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm: Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các cơ quan trung ương và địa phương triệt để tiết kiệm chi tiêu trong phạm vi dự toán được giao; chống lãng phí; rà soát cắt, giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, tiết giảm chi phí công tác trong nước và ngoài nước...; chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và hiệu quả.
Về kết quả thu ngân sách: Trên cơ sở số thu 9 tháng đầu năm và làm việc với các địa phương, đã báo cáo Quốc hội đánh giá thu năm 2013 hụt 25.200 tỷ đồng; không kể các khoản xử lý ghi thu-ghi chi ngoài dự toán (38.430 tỷ đồng), thì hụt 63.630 tỷ đồng. Những tháng cuối năm, với tinh thần phấn đấu quyết liệt, tăng cường xử lý nợ đọng thuế, kiểm tra chặt chẽ chi hoàn thuế GTGT,... kết quả đến nay ước tổng thu NSNN (kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán) đạt khoảng 99% dự toán (loại trừ số ghi thu - ghi chi, thì thu cân đối đạt khoảng trên 97% dự toán), tăng thêm trên 16.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội. Trong đó, đã thu vào NSNN trên 20.000 tỷ đồng cổ tức DNNN và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ, thu tiền sử dụng đất đạt khoảng 42.500 tỷ đồng, vượt trên 3.300 tỷ đồng so số báo cáo Quốc hội,... Số tăng cân đối thu thêm đã đảm bảo thanh toán 14.800 tỷ đồng nợ hoàn thuế GTGT phát sinh năm 2013. Các địa phương trọng điểm thu ước đạt và vượt dự toán thu trên địa bàn, như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà rịa - Vũng tàu, Vĩnh Phúc,...
Tổng chi NSNN ước đạt dự toán Quốc hội đã quyết định: Trong điều hành, mặc dù thu ngân sách khó khăn, nhưng đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo các nhu cầu chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trả nợ, cải cách tiền lương, an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh đó, đã tập trung giải ngân vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ứng trước dự toán năm sau (vốn đối ứng các dự án ODA; các dự án đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14;...). Công tác quản lý chi tiêu được tăng cường, đến 31/12/2013, hệ thống KBNN ước thực hiện kiểm soát chi đối với gần 648.300 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, đạt 96% dự toán chi thường xuyên, đã phát hiện trên 77.000 khoản chi của trên 34.600 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối chưa thanh toán với số tiền trên 1.400 tỷ đồng chưa đủ điều kiện chi theo quy định; đối với chi đầu tư phát triển, đã giải ngân qua hệ thống KBNN ước đạt 223.552 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch vốn năm 2013 (bao gồm cả tạm ứng), thông qua kiểm soát, đã từ chối thanh toán khoảng 80 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu, sai số học hoặc không có trong hợp đồng, dự toán,...
Về cân đối NSNN: Đảm bảo giữ bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội đã cho phép điều chỉnh là 5,3%GDP.
Về huy động vốn: Đối với công tác huy động vốn, quản lý nợ công được thực hiện chủ động, tích cực và linh hoạt. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2013 là rất nặng nề, khối lượng huy động tăng lớn so với năm 2012. Bộ Tài chính đã tranh thủ huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó xác định kênh chủ đạo là phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước. Để tăng cường huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, vì vậy, kết quả huy động vốn thông qua phát hành được trên 181 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đạt kế hoạch huy động vốn trái phiếu trong nước (điều chỉnh), góp phần quan trọng vào việc cân đối NSNN.
Về quản lý nợ công, nợ nước ngoài quốc gia: Thực hiện thường xuyên theo dõi đánh giá mức an toàn nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Dự kiến dư nợ công đến hết năm 2013 là 56,2%GDP, nợ Chính phủ là 42,6%GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5%GDP, đảm bảo các chỉ tiêu nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Một nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính là công tác quản lý giá, góp phần kiềm chế lạm phát, trong năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và đơn vị thực hiện các giải pháp quản lý, bình ổn giá. Đồng thời, đã thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; thực hiện công khai thông tin về giá theo quy định của pháp luật, nhất là công khai về chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; những mặt hàng sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch chi từ NSNN.
Đảm bảo an sinh xã hội
Năm 2013, mặc dù điều kiện thu khó khăn, song NSNN luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán, bao gồm cả chi đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nguồn kinh phí thực hiện chính sách tăng lương cơ sở (từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng) từ 1/7/2013 và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Đồng thời, Bộ Tài chính đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kiến nghị xử lý các vướng mắc về cơ chế chính sách, rà soát để loại bỏ các chính sách trùng lặp.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp gần 60 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt; góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Về tái cơ cấu đầu tư công: Bộ Tài chính đã chủ động tham gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành chức năng liên quan trong việc tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, trái phiếu Chính phủ; kiến nghị kịp thời các dự án bổ sung vốn đầu tư trong năm phù hợp với tình hình ngân sách; tiến hành rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách về phân cấp và quản lý đầu tư công, hợp tác công tư...
Về tái cơ cấu thị trường chứng khoán, bảo hiểm: Đã tiếp tục tích cực triển khai đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán trên 4 trụ cột gồm cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức thị trường giao dịch; tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản và vi phạm các quy định về giao dịch; tích cực triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc các DN bảo hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong năm qua, mặc dù yếu tố kinh tế vĩ mô, khu vực tài chính chưa thực sự ổn định, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng khá cao. Giá trị giao dịch cổ phiếu tăng hơn 30% so với năm 2012, giá trị giao dịch trái phiếu tăng mạnh nhất trong các nước khu vực châu Á; chỉ số VNIndex tăng trên 22%, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 31%GDP, trong đó giá trị danh mục đầu tư nước ngoài tăng khoảng 3,5 tỷ USD so với cuối năm 2012. Điều này sẽ tạo cơ hội để phát triển thị trường trong những năm tiếp theo, phục vụ huy động vốn cho đầu tư phát triển và tiến trình cổ phần hóa DNNN.
Về tái cơ cấu DNNN: Tiếp tục triển khai Đề án “Tái cơ cấu DNNN trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” ban hành theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các văn bản nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn ngoài ngành kinh doanh chính tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, bổ sung các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra ngoài ngành... nhằm tăng cường quản lý và xử lý nợ xấu, ngăn ngừa và khắc phục đầu tư sở hữu chéo. Đồng thời, đã tích cực phối hợp, đôn đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước khẩn trương xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án tái cơ cấu của đơn vị mình. Tính đến tháng 11/2013, đã có 63 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án tái cơ cấu.
Cầu cân điện tử 40 tấn | Cầu cân điện tử 60 tấn | Cầu cân điện tử 80 tấn
Đánh giá chung, trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013 được giao nặng nề, nhưng toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, tập trung phấn đấu thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, điều hành thu - chi ngân sách chặt chẽ, góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét