Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Hổ mang chúa khổng lồ bị dân khâu miệng giờ ra sao!!!

Con hổ mang chúa nặng hơn 6 kg, dài 3,1 m bị xuyên dây thép khâu miệng, thân bỏng do người dân chích điện đang được chăm sóc với chế độ đặc biệt tại trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).
Xem thêm

Vì sao rắn lục xuất hiện ồ ạt ở nhiều nơi?

Theo các nhà khoa học, ngoài việc biến đổi khí hậu, một nguyên nhân quan trọng là các loài thiên địch của rắn như cầy, cáo, mèo rừng...

Trại rắn Đồng Tâm (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang nuôi dưỡng, bảo tồn hơn 100 cá thể rắn hổ mang chúa, trong đó có con nặng 6,3kg, dài 3,1 m được người dân bắt vào 9/10 tại nhà ông Lê Văn Bồng, xã Phú Đức (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Con rắn này sau đó được giao cho cơ quan chức năng và đưa về trại rắn Đồng Tâm chăm sóc, chữa trị vết thương.
Khi được đưa về trại Đồng Tâm, hổ mang chúa khổng lồ này có nhiều vết thương. Nó bị người dân xuyên dây thép khâu miệng để khỏi cắn người, chĩa đâm thủng lỗ lớn cách đầu khoảng 5 cm và bị chích điện gây bỏng. Ảnh: Minh Anh.
Nhận con rắn trong tình trạng bị thương nặng, các chuyên gia trại Đồng Tâm dốc sức cấp cứu, chăm sóc hàng ngày bằng chế độ đặc biệt.
Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên gia về rắn của trại Đồng Tâm - cho biết, vết thương do dây thép đâm xuyên miệng khiến rắn bị nhiễm trùng nặng, không thể tự ăn uống. Các vết thương khác khiến hổ mang yếu ớt khó di chuyển. Do vậy, các chuyên gia của trại áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt và theo dõi liên tục để chữa trị. Từng biểu hiện của rắn luôn được để ý và phân tích kỹ.
Sau gần 2 tháng được đưa về trại Đồng Tâm, hổ mang chúa đã hồi phục hơn 80%, có thể di chuyển tốt, các vết thương ngoài da đã lành. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể tự ăn do miệng bị nhiễm trùng.

Hiện hổ mang chúa đang lột da, đây là dấu hiệu tốt của quá trình điều trị.
Trung tá Lương cho biết: "Từ ngày được đưa về đến nay, các chuyên gia và nhân viên của trại Đồng Tâm đều bắt rắn ra lau rửa vết thương, bôi thuốc sát trùng, tiêm kháng sinh, thuốc bổ và... đút cho nó ăn".
Cũng theo vị chuyên gia, sỡ dĩ mỗi ngày các nhân viên của trại phải đưa mồi tận miệng rắn như người lớn đút trẻ con vì nó còn yếu không thể tự ăn và không ăn được nhiều nên chế độ không giống những con hổ chúa khác . Đối với con rắn khủng này, lượng thức ăn được chia nhỏ ra làm 7 phần, được đút vào chiều tối hàng ngày. Do nó là động vật hoang dã, hung dữ nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh, là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới. Một hổ mang chúa có chiều dài lên đến 5m và nặng tới 20 kg. Đầu, lưng rắn hổ mang chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì, phần bụng các viền màu vàng - đen xen lẫn nhau. Nọc độc của chúng đầu độc thần kinh, do đó, có thể tước mạng sống con người chỉ bằng một cú cắn. Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400 mg, trong đó 1mg nọc độc có thể giết đến 160 người trưởng thành. Một cú cắn của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét