(Dân trí) - Những con cá chép để ông Táo cưỡi về “chầu trời” được người dân mang ra sông phóng sinh, chưa kịp vùng vẫy đã bị nhiều người dùng vợt bắt lại.
>> Tờ mờ sáng đi mua cá chép tiễn Táo quân
Cá chép được người dân phóng sinh từ trên cầu xuống sông (Ảnh: Trung Kiên)
Sáng 23/1 (23 tháng Chạp), không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về “chầu trời”. Hầu hết mọi nhà đều chuẩn bị một mâm lễ vật để cúng ông Táo. Trong đó, cá chép là món đồ không thể thiếu. Cá chép sống được thả trong chậu nước làm lễ, sau đó được phóng sinh ra ao hồ... Theo phong tục, cá chép chính là phương tiện để ông Táo chầu trời theo truyền thuyết cá chép sẽ hóa rồng để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình.
Tại TPHCM, từ sáng 23/1, nhiều người dân đã mang cá chép ra khu vực như kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tàu Hũ, kênh Tham Lươn để phóng sinh. Tại khu vực kênh Tham Lương, đoạn qua cầu Chợ Cầu (P. Đông Hưng Thuận, Q.12), người dân đến thả cá khá đông. Cá được thả chủ yếu là cá cá chép, cá vàng và có cả cá diêu hồng... những con cá này vừa rơi xuống mặt nước chưa kịp cùng ông Táo về “chầu trời” đã bị một nhóm người dùng vợt bắt lại đem đi chào bán lại hoặc mang về làm mồi nhậu.
(Ảnh: Đình Thảo)
Người dân thả cá chép tiễn ông Táo về trời (Ảnh: Đình Thảo)
Tại dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, người dân sau khi phóng sinh cá chép xuống sông đã tranh thủ “phóng sinh” luôn túi nilon khiến 2 bên bờ kênh ngập tràn rác. Tương tự tại các tuyến kênh khác tình trạng thả cá và thả luôn rác cũng xảy ra.
(Ảnh: Đình Thảo)
Sáng 23/1 rất đông người dân TPHCM đã ra các tuyến kênh lớn để phóng sinh cá chép (Ảnh: Đình Thảo)
(Ảnh: Đình Thảo)
Đội ngũ săn "phương tiện" của ông Táo dưới sông (Ảnh: Trung Kiên)
Nhiều loại cá cảnh quen sống trong bể kính nên khi vừa được thả xuống dòng nước đen ngòm đã nổi lên mặt nước.
Trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, dọc theo đường Võ Văn Kiệt (TPHCM), cảnh người đến thả và bắt cá diễn ra vô cùng nhộn nhịp. “Tôi phải chọn điểm nào vắng người để thả cá vì sợ rằng cá chép mình vừa phóng sinh đã bị người ta bắt lại” - Chị Nguyễn Thị Thúy (ngụ quận 5) chia sẻ.
Đi thuyền ra giữa sông vớt cá chép (Ảnh: Đình Thảo)
Những chú cá chép vừa được thả ra thì bị người dân bắt lại
(Ảnh: Đình Thảo)
Những con cá sau khi được phóng sinh sẽ bị nhóm người "săn cá" bắt lại ngay sau đó để bán tiếp hoặc đem về cho "lên đĩa" (Ảnh: Trung Kiên)
Ngày tiễn ông Táo, những con cá được thả xuống - bắt lại - thả xuống… như một vòng tuần hoàn khiến “phương tiện” của ông Táo kiệt sức, chết nổi trên sông.
Và những chú cá không thích nghi được với môi trường nước đã chết nổi trên sông (Ảnh: Đình Thảo).
Người dân Gia Lai cho rằng, đưa ông Táo về trời càng sớm thì gia đình nhà mình sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Ai cũng muốn ông Táo nhà mình được lên chầu trước. Vì vậy ngay từ ngày 22 tháng Chạp, nhiều người dân phố núi Pleiku đã tấp nập đi mua đồ cúng ông Táo. Thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng ông Táo của người dân phố núi là hoa vạn thọ, bộ đồ vàng mã ông Táo… Khác với năm trước, năm nay những món đồ cúng này đều khá rẻ và đắt hàng.
Năm nay hoa cúc vạn thọ "cháy" hàng trong ngày cúng ông Táo
Khác với hoa cúc và đồ vàng mã, thị trường cá chép khá trầm lắng, giá cả cũng giảm so với năm trước khi một bộ cá đỏ giá chỉ 10 nghìn đồng. Theo một người bán cá cho biết, khách mua cá chủ yếu là người miền Bắc, còn người miền Trung và miền
Cá chép đỏ với giá 10 nghìn đồng/bộ
Dạo quanh chợ Lớn phố núi Pleiku, thị trường bán hàng cúng ông Táo ngày hôm nay khá trầm lắng khi người bán nhiều hơn người mua. “Hàng ông Táo chủ yếu bán ngày hôm qua chứ ngày hôm nay ít khách lắm, lượng khách chỉ bằng 1 phần nhỏ ngày hôm qua. Nhưng giá ngày hôm qua bán sao thì ngày hôm nay vẫn bán vậy thôi” - một bà cụ bán đồ vàng mã ở chợ Lớn Pleiku chia sẻ.
Thiên Thư
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét